Tượng Phật Di Lặc gỗ hương. Bức tượng Phật bề thế – hoành tráng nhất của Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu trong tháng 10 năm 2017. Tượng cao 51cm, dài 90cm, giá 8 triệu đồng. Gỗ hương ta hoàn toàn liền khối.
1. Tượng Phật Di Lặc gỗ hương và đạo Phật
1.1 Chân lý của đạo Phật
Trong các tôn giáo trên thế giới có lẽ Phật giáo là tôn giáo huyền bí và hấp dẫn nhất. Mặc dù không phải là tôn giáo có lượng tín đồ đông nhất thế giới nhưng Phật giáo lại có lượng tín đồ phân bố đều khắp thế giới và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 1.6 tỷ tín đồ theo đạo Phật. Số người mặc dù không theo đạo Phật nhưng chịu ảnh hưởng của đạo Phật còn lớn hơn thế rất nhiều.
Chân lý của đạo Phật có thể tóm gọn trong “Tứ diệu đế” nghĩa là 4 con đường tuyệt diệu về sự giác ngộ.
Chân lý đó được tổng hợp thành sách trong đó nổi tiếng nhất là bộ Kinh Tam Tạng. Tuy nhiên cách thực hành chân lý của đạo Phật lại rất khác nhau chia thành nhiều trường phái khác nhau. Có người thì nhất tâm tu niệm, ăn chay niệm Phật để được giải thoát, có người vẫn sinh hoạt bình thường chỉ đến mùng 1 hôm rằm mới lên chùa niệm Phật. Cũng có người bỏ vào nơi hoang vắng ngồi Thiền để suy nghĩ những mong đạt đến sự giác ngộ, thậm chí có những người tự hành hạ bản thân, nhịn đói, nhịn khát, ăn gió nằm sương để được giải thoát…
1.2 Phật có phải là người có thật không?
Đức Phật là người có Thật. Tên ngài là Tất Đạt Đa, vốn là hoàng tử, con vua một nước thuộc Ấn Độ. Cả đời Ngài sống trong nhung lụa. Cho đến 1 hôm Ngài trốn ra ngoài thành và thấy những đau khổ của người đời.
Tất Đạt Đa quyết tâm suy nghĩ, tìm hiểu về nỗi khổ và con đường để thoát khỏi nỗi khổ ấy. Ngài ngồi Thiền dưới gốc cây Bồ Đề 49 ngày và tìm ra được chân lý để giải thoát (Tứ diệu đế). Từ ấy Tất Đạt Đa đi thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh. Chúng sinh tôn sùng Ngài và coi ngài là Đức Phật. Đức Phật cũng từng nói những ai hiểu được Tứ Diệu Đế, làm theo được Tứ Diệu Đế thì đều mang tính Phật kể cả loài vô tri như côn trùng, cây cỏ…
Hình ảnh Phật có phép thần thông thường thấy trong điện ảnh Trung Quốc chỉ là hình ảnh Phật trong tưởng tượng, không phải là Đức Phật có thật.
1.3 Tượng Phật Di Lặc. Phật Di Lặc là ai? Phật Di Lặc và Phật Thích Ca Mâu Ni có phải là 1 người không?
Như trên đã nói, Đức Phật có dạy rằng, chúng sinh hễ ai hiểu và thực hành theo Tứ Diệu Đế đều có tính Phật. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành Phật được. Như vậy Phật là danh từ nói chung dành để chỉ bất cứ ai đã được giác ngộ và giải thoát.
- Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni là tên gọi dùng để chỉ Đức Phật trong hiện tại khi Ngài giác ngộ và giáo hóa chúng sinh. Phật Thích Ca thường được khắc họa như là một người ngồi trên tòa sen, 2 tay chắp tay tụng kinh niệm Phật.
- Phật Di Lặc
Phật Di Lặc tương truyền là vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai vào khoảng 30 ngàn năm nữa. Phật Di Lặc đại diện cho sự hạnh phúc tuyệt đối, sự giác ngộ tuyệt đối. Điều này chỉ có ở thì tương lai khi chân lý của đạo Phật soi sáng được cho khắp thảy chúng sinh.
2. Không theo đạo Phật có nên trưng tượng Phật Di Lặc trong nhà không?
Nói chung, đạo Phật là tôn giáo dành cho tất cả mọi người. Tư tưởng bình đẳng, từ bi bác ái của Đạo Phật thu hút được tất thảy chúng sinh, kể cả những người mắc phải tội lỗi. Chính vì vậy, không có giáo lý nào, kinh điển nào ngăn cấm việc người ta trưng tượng Phật hay thờ tượng Phật trong nhà. Mọi người đều có thể trưng tượng Phật thờ tượng Phật nếu họ muốn và nhất tâm tin vào giáo lý vào chân lý giác ngộ của đạo Phật. Có thể kể đến 1 số tượng Phật phổ biến dưới đây.
2.1 Hệ thống tượng Phật
Hệ thống tượng Phật và các La Hán khá đa dạng, phong phú, ở đây Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu chỉ xin kể tên qua một số pho tượng Phật tiêu biểu thường gặp nhất
– Tượng Phật A Di Đà.
Đây là tượng Phật khá phổ biến, tượng Phật A Di Đà được khắc họa như là 1 vị Phật ngồi trên tòa sen, chân xếp tròn 1 tay bắt quyết 1 tay lần tràng hạt. Phật A Di Đà tiêu biểu với hình dạng đầu đội mũ chỏm, trên đầu nổi lên nhiều chỏm tóc nhỏ xoắn vào nhau.
– Tượng Phật Thích Ca
Phật Thích Ca là pho tượng lớn nhất thường thấy tại chủa chiền. Công đức của Phật Thích Ca là phát hiện ra được chân lý và giáo hóa chúng sinh đến sự giải thoát.
– Hệ thống tượng La hán
Theo quan điểm Nhà Phật có tất cả 108 vị La Hán tượng trưng cho 108 nỗi phiền muộn của cuộc đời. La Hán là những vị đã tu hành sắp thành chính quả, gần đến được ngưỡng cửa thành Phật. Một số vị La Hán thường gặp ở Việt Nam như La hán mi dài, La Hán cử bát, La Hán phục long…
– Tượng Đức Ông
Đức Ông không phải là Phật nhưng Đức Ông có vai trò rất to lớn với việc giáo hóa và truyền Pháp. Tương truyền Đức Ông vốn là 1 nhà giầu ở Ấn Độ, khi được giác ngộ chân lý của Phật Thích Ca, đức ông đem hiến hết nhà cửa, ruộng vườn để làm nơi thực hành đạo Phật và giáo hóa chúng sinh. Đức Ông vẫn được thờ ở Chùa, đặt bên Phải của ban Thờ Phật Thích Ca. (xem thêm về Đức ông và hệ thống tượng Phật trong chùa)
– Tượng Bồ Tát
Bồ Tát cũng là 1 vị Phật, tương truyền ngài là đệ tử của Phật A Di Đà. Công đức của Đức Quán Âm Bồ Tát là lắng nghe và thấu hiểu hết tất thảy phiền muộn của chúng sinh. Bồ Tát theo Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ là đàn ông, nhưng theo Phật giáo Trung Hoa thì Bồ Tát là đức Phật Bà. Ở Việt Nam, người ta vẫn quen với hình tượng Bồ Tát ngồi hoặc đứng trên tòa sen, một tay bắt quyết niệm Phật, 1 tay tay cầm bình cam lồ. Tượng Phật bà Quan Âm bao giờ cũng được trưng ở ngoài cửa chùa để thấu hiểu và lắng nghe nỗi niềm của chúng sinh.
– Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ hương
Phật Di Lặc là vị Phật của tương lai sau khi đã được giác ngộ hoàn toàn. Trong Phật pháp Ấn Độ, phật Di Lặc dáng người khắc khổ thường mặc áo vàng, đội mũ miện.
Người Việt Nam và Trung Hoa lại thường quen với hình tượng Phật Di Lặc béo tốt, ở trần miệng tươi cười. Dáng vẻ ung dung, thoát tục. Hầu hết các pho tượng Di Lặc ở Việt Nam đều có chung 1 kiểu dáng giống với tượng Di Lặc ở Trung Hoa như vậy.
Tượng Phật Di Lặc rất phổ biến ở Việt Nam, được tạo hình trên nhiều chất liệu như tượng Phật Di Lặc bằng ngọc, tượng Phật Di Lặc bằng đồng.. Nhưng phổ biến và được đánh giá là có giá trị nhất vẫn là tượng Phật Di Lặc gỗ hương.
2.2 Tượng Phật Di Lặc và tượng Thần Tài
Có 1 điều khá thú vị là tại Việt Nam và Trung Hoa tượng Phật Di Lặc và tượng Thần Tài thường bị lẫn lộn với nhau. Người ta khó có thể phân biệt được đâu là Phật Di lặc và đâu là Thần Tài. Thậm chí, rất nhiều người còn cho rằng Thần Tài và Phật Di Lặc chỉ là 1 người.
Thực tế thì Phật Di Lặc và Thần Tài là 2 nhân vật hoàn toàn khác nhau. Thần Tài là nhân vật đại diện cho văn hóa Trung Hoa, người Trung Hoa cho rằng Thần Tài có khả năng mang lại Tài Lộc Tiền của cho con người. Nhất là những người làm kinh doanh buôn bán… Phật Di Lặc như đã trình bày ở trên là nhân vật hoàn toàn khác, Phật Di Lặc có nguồn gốc từ triết lý Phật giáo Ấn Độ. Phật Di Lặc không có công năng mang lại tiền của cho người đời.
Sự nhầm lẫn này dẫn đến 1 hiện tượng thú vị là Phật Di Lặc bị bình dân hóa, bị Thần Tài hóa đi. Ngày nay, hầu hết các pho tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam lẫn Trung Hoa đều gắn liền với tiền vàng, Phật Di Lặc ngồi trên đống tiền vàng, tay Phật Di Lặc cầm theo thỏi vàng lớn… là những kiểu tượng rất phổ biến có thể bắt gặp ở mọi nơi, mọi chỗ, trong nhiều thời điểm.
Không nên coi đây là 1 hiện tượng tiêu cực, phản ánh sự xuống cấp về văn hóa. Mà nên hiểu đây là cách thức thích nghi, quan điểm phi chính thức của người Việt. Đặc biệt là lớp người bình dân về hạnh phúc cũng như vai trò ý nghĩa của Phật Di Lặc.
Phân biệt Tượng Phật Di Lặc và Tượng Thần Tài như thế nào?
Từ đặc điểm văn hóa – xã hội trên. Quả thật sẽ là rất khó để phân biệt được đâu là tượng Thần tài, đâu là tượng Phật Di Lặc. Hầu như người Việt Nam chấp nhận 1 sự thực là Phật Di Lặc gắn liền với Thần Tài, hay gắn liền với tiền tài. Hạnh phúc đi đôi với có nhiều tiền của…. Tuy nhiên trên quan điểm khảo cứu, Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu phân biệt Tượng Thần Tài và tượng Phật Di Lăc như sau:
– Tượng Thần Tài có thể được tạc mặc áo hoặc không mặc áo, Thần Tài có thể đội mũ hoặc không. Phật Di Lặc bao giờ cũng được tạc ở trần khoe chiếc bụng lớn. Miệng cười tươi rạng rỡ.
– Thần Tài có thể cầm theo chiếc “Như ý” – hình dáng gần giống như cuống hoa sen. Phật Di Lặc không bao giờ cầm theo chiếc Như ý như vậy.
– Tượng Thần Tài không bao giờ đeo tràng hạt, tượng Phật Di Lặc bao giờ cũng có tràng hạt
– Tượng Thần Tài bao giờ cũng khắc họa hình ảnh Thần Tài ngồi trên đống vàng, tay cầm thỏi vàng lớn, vây quanh có nhiều trẻ con.
3. Giới thiệu về tượng Phật Di Lặc gỗ hương của Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu
3.1 Đặc điểm, mẫu mã, kích thước
Bằng sự tài hoa và con mắt thẩm mỹ của mình, những người nghệ nhân của Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu đã tạo nên một siêu phẩm mang tên Tượng Phật Di Lặc gỗ hương.
Toàn bộ pho tượng có kết cấu to lớn bệ vệ. Tượng khắc họa hình ảnh tượng Phật Di Lặc gỗ hương ngồi trên đồng tiền vàng lớn, vây quanh là 5 đứa trẻ tượng trưng cho Ngũ Phúc tràn đầy.
Tượng Phật Di Lặc được đục hoàn toàn thủ công trên khối gỗ hương đỏ hoàn toàn là liền khối. Tất cả các chi tiết của bức tượng đều được đục sâu, đục kỹ, gia công tỷ mỉ, tinh tế cho tượng vẻ đẹp tiệm cận tới sự hoàn hảo.
Điểm giá trị nhất của bức tượng là hoàn toàn liền khối, mặc dù bao gồm nhiều chi tiết, kể cả những chi tiết tinh vi, sắc xảo nhưng tượng không hề có sự chắp nối. Toàn bộ bức tượng Phật Di Lặc gỗ hương là 1 khối gỗ nguyên bản, mầu đỏ thậm tự nhiên và mùi hương rừng thoang thoảng.
Kích thước chi tiết tượng Phật Di Lặc gỗ hương như sau:
– Chiều cao: 51cm
– Chiều dài: 90cm
– Chiều sâu: 60m
Toàn bộ bức tượng mang mầu đỏ thậm tự nhiên của gỗ hương rừng nguyên bản. Tượng có dáng vẻ to lớn bề thế. Cực thích hợp để trưng cầu tài cầu lộc, cầu bình an cho phòng khách lớn, văn phòng công ty hay ngân hàng, nhà hàng – khách sạn.
Tượng Phật Di Lặc gỗ hương tỏa ra mùi hương tự nhiên thoang thoảng dễ chịu kích thích năng lượng hoạt động lại vừa có tác dụng thanh lọc không khí, giải tỏa căng thẳng…
Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu cam kết tượng gỗ Phật Di Lặc bằng gỗ hương đẹp hoàn hảo, không có 1 lỗi lầm. Quý khách phát hiện tượng có lỗi, chúng tôi xin hoàn lại 200% giá trị sản phẩm. Sản phẩm tượng Phật Di Lặc gỗ hương được chụp hình trực tiếp tại Showroom cơ sở nên giống y hệt như trên hình.
3.2 Liên hệ đặt mua tượng Phật Di Lặc gỗ hương
Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ hương hiện đang được trưng bày và bày bán tại Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu, số nhà 407 Hoàng Quốc Việt, xóm Thanh Hoa, xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên – Thái Nguyên.
Kính mời quý khách tới tham quan gian hàng và chọn mua cho mình 1 sản phẩm tượng gỗ Di Lặc, tượng gỗ Thần Tài ưng ý trong hệ thống hàng trăm bức tượng mỹ nghệ của Đồ gỗ Văn Sáu chúng tôi. SDT cửa hàng phục vụ 24/24h 0968152070, 0972282070.
Quý khách cũng có thể đặt mua tượng Phật Di Lặc gỗ hương đơn giản bằng cách nhắn tin SMS, Zalo, Facebook hoặc điện trực tiếp cho Mr Văn theo số điện thoại 0968152070. Chúng tôi sẽ gọi lại, tư vấn cặn kẽ, hướng dẫn chân thành và gửi thêm chi tiết nhiều hình ảnh về sản phẩm để quý khách tham khảo.
Sau khi quý khách đặt hàng, Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ hương sẽ được chuyển nhanh và hoàn toàn miễn phí tới tận tay quý khách trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày. Sản phẩm được miễn phí vận chuyển, Ship Cod chuyển hàng toàn quốc. Thanh toán sau khi nhận hàng.
Liên hệ Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu 0968152070 để được phục vụ và cảm nhận sự khác biệt.
Dogovansau.com