Cây gỗ hương, gỗ giáng hương, hương đá, hương vân, hương Lào… có phải là một loại gỗ không? Cách giải thích và phân biệt của chuyên gia từ Đồ gỗ Văn Sáu. Xin hân hạnh giới thiệu bài viết dưới đây.
Cây gỗ hương, gỗ giáng hương, gỗ hương đá, hương Lào… Thông tin cơ bản
Nguồn gốc gỗ hương, gỗ giáng hương, gù hương, hương Lào…
Gỗ hương hay gỗ giáng hương, hương đá, hương vân, hương Lào, hương vân… đều là tên gọi của 1 loại gỗ quý có nguồn gốc từ cây gỗ hương.
Cây gỗ hương tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, tên tiếng Anh là Barwood vốn là cây thuộc họ Đậu. Sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới trong đó phổ biến nhất là ở Đông Nam Á. Cây gỗ hương khá phổ biến ở vùng Tây Nguyên – Việt Nam. Tuy nhiên, do nạn khai thác quá mức, cây gỗ hương đang bị đe dọa cho sự tồn tại, phát triển.
Cây gỗ hương thích hợp sống ở độ cao từ 100m đến 800m so với mực nước biển. Chịu được nhiệt độ lên tới 37 – 44 độ C. Cây đặc biệt phù hợp với loại đất đỏ bazan, đất xám pha cát…
Cây gỗ hương là cây gỗ lớn. Khi trưởng thành, 1 cây gỗ giáng hương có thể cao tới 10 – 30m, đường kính thân lên tới 1,7 – 1,8m.
Cây gỗ giáng hương có lá kép hình lông chim. Lá đặc biệt xanh tốt. Lá phát triển mạnh vào mùa hè, tàn úa vào mùa thu. Cây gỗ hương có hoa màu vàng tươi khá đẹp. Gần đây, nhiều thành phố lớn có mua cây giống cây giáng hương về trồng ven đường vừa cho bóng mát, vừa trang trí cho đường phố thêm đẹp.
Quả cây gỗ hương màu nâu nhạt, khá to. Đường kính quả có thể lên tới 7cm. Trong quả có 2-3 hạt. Tuy nhiên, quả cây gỗ hương to mà khá nhẹ vì vậy ít gây nguy hiểm cho con người khi rụng xuống.
Cây gỗ hương có thể sống được tới vài ba trăm năm. Tái sinh bằng hạt hoặc chồi.
Phân biệt cây gỗ hương, gỗ giáng hương, hương vân, hương Lào, hương nghệ, hương Nam Phi, hương đỏ…
Gỗ hương đỏ, gỗ giáng hương, hương vân, hương Lào, hương nghệ, hương Nam Phi hay hương đỏ đều là tên gọi của chung 1 loại gỗ hương như đã nói.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền cây gỗ hương có những đặc điểm đặc trưng. Mỗi 1 vùng miền cũng có những cách gọi tên khác nhau. Vì vậy, cùng là 1 loại gỗ hương nhưng lại có những tên gọi là khác nhau.
Gỗ hương được cho là quý nhất là gỗ hương đỏ mọc ở vùng Gia Lai – Tây Nguyên – Việt Nam. Đúng như tên gọi, cây gỗ hương đỏ có mầu đỏ thẫm đặc trưng từ lõi gỗ. Vân đẹp, chắc, không mối mọt. Mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu.
Gỗ hương mọc ở vùng Đông Nam Bộ trên đất xám. Gỗ chắc, có mầu nâu nhạt, vân đẹp, rõ. Vẫn được gọi là cây gỗ hương vân.
Loài gỗ hương mọc trên vùng núi đá vùng Trung Bộ, Tây Nguyên. Cây mọc trên độ cao 600 – 800m, lớn rất chậm. Gỗ màu nâu đậm, cứng như đá. Nên vẫn được gọi là gỗ hương đá.
Cây gỗ hương mọc trên đất cát ở vùng Trung Bộ gỗ màu nâu xám, mềm, dai, mùi tinh dầu đặc biệt thơm ngát. Còn được gọi là cây gỗ gù hương (xá xị).
Cây hương mọc ở bờ Tây Trường Sơn thuộc biên giới Lào – Việt được gọi là hương Lào.
Cây gỗ hương sống ở vùng bắc trung bộ. Có phần thân gỗ nhiều giác, màu vàng nhẹ. Được gọi là cây gỗ hương nghệ.
Cây hương có nguồn gốc ngoại lai. Được nhập khẩu theo lô vào Việt Nam (chủ yếu từ Nam Phi). Gỗ màu đỏ nhẹ, vân thưa, không có mùi hương… vẫn được gọi là gỗ hương Nam Phi.
Hướng dẫn phân biệt gỗ hương một cách chuẩn xác nhất
Trước đây, cây gỗ hương và gỗ hương còn khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, trước nạn khai thác rừng quá mức. Cây gỗ hương rơi vào nguy cơ bị tuyệt chủng. Thế giới ngày nay, xếp loại gỗ hương (barwood) vào loại cây dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam và các nước trong khu vực đã xếp gỗ hương vào loại gỗ quý hiếm nhóm 1, cần đặc biệt bảo vệ.
Vì vậy, gỗ hương trở nên rất có giá trị trong vài ba chục năm gần đây. Nhiều cơ sở sản xuất đồ gỗ đã lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của người tiêu dùng để làm giả loại gỗ quý hiếm này. Đồ gỗ Văn Sáu xin giới thiệu 1 số cách thức để nhận biết chính xác chất gỗ hương.
– Thứ nhất: Cầm thanh gỗ hương người bình thường cũng cảm thấy thanh gỗ này rất khô và cứng cáp chắc và nặng. Màu đỏ đặc trưng, tép gỗ rất nhỏ và mịn. Mùi hương nhẹ dễ chịu.
– Thứ hai: Ngắm phần gỗ hương sẽ thấy bề mặt gỗ có màu đỏ hoặc màu nâu vàng. Nhìn kỹ, thấy vân gỗ hương rất đẹp, sắc nét. Vân gỗ có chiều sâu. Thớ gỗ rất chắc, dai và dẻo.
– Thứ ba: Ngâm gỗ hương vào nước, nước ngâm sẽ chuyển dần từ nước không màu chuyển sang màu xanh nước nhạt nước trà.
Gỗ hương có tác dụng gì trong đời sống con người?
Gỗ hương là loại gỗ quý, chắc gỗ, vân đẹp, mùi hương dịu nhẹ. Gỗ hương bền, lại không bao giờ bị co ngót, mối mọt. Chính vì vậy, gỗ hương thường được dùng để làm các loại đồ gỗ nội thất như bàn ghế, giường tủ, kệ TV…
Gỗ hương còn được coi là loài gỗ thiêng. Được cho là sợi dây kết nối giữa linh hồn tiên tổ, thần linh với con người. Vì vậy, gỗ hương rất được ưa chuộng để làm các loại đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ phong thủy… Các loại đồ gỗ phong thủy thường được dùng từ gỗ hương như: Tượng gỗ Quan Công, tượng gỗ Di Lặc, tranh gỗ phong thủy…
Gỗ hương còn có mùi hương dịu nhẹ nên nó rất thường được dùng để chế tác các loại đồ thờ, đồ gỗ phong thủy như sập thờ gỗ hương, lục bình gỗ hương, cây bonsai gỗ hương…
Mọi nhu cầu cần tham khảo thông tin về gỗ hương và các loại đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ phong thủy… Vui lòng liên hệ số điện thoại 0968152070.
Đồ gỗ Văn Sáu, số nhà 407 – Hoàng Quốc Việt, thị xã Phổ Yên – Thái Nguyên. Doanh nghiệp hàng đầu chuyên sản xuất, cung cấp các loại đồ gỗ mỹ nghệ, đồ thờ, đồ gỗ phong thủy…
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Mr Văn 0968152070.
Dogovansau.com