Người dân Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, không ít thì nhiều đều có nghe đến 3 vị này. Tuy nhiên, rất khó có thể phân biệt được đầy đủ sâu sắc về nguồn gốc tín ngưỡng cũng như thân thế của Thần Tài, Ông Địa và phật Di Lạc. Trong phạm vi bài viết này, Đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu xin được so sánh đôi chút để có thể giúp bạn đọc tìm hiểu về Thần tài, ông địa, phật Di Lạc một cách khái quát nhất.
1. Tìm hiểu về Thần Tài, ông Địa, phật Di Lạc. Ba vị này cùng là 1 người hay là 3 người khác nhau?
Thần Tài, ông Địa và phật Di Lạc là 3 nhân vật hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người lầm lẫn giữa 3 vị Thần, Phật đại diện cho tín ngưỡng cầu mong về sự may mắn tài lộc này. Có thể so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa 3 vị trên như sau:
1.1 Điểm giống nhau giữa Thần Tài, Di Lạc và ông Địa
Điểm giống nhau rất dễ nhầm lẫn giữa 3 vị trên là về ngoại hình. Cả ba nhân vật này đều có ngoại hình na ná như nhau. Ở trần, mặt mũi phương phi đầy đặn, nụ cười tươi luôn nở trên môi và cùng chung 1 cái bụng béo đặc trưng.
Một đặc điểm giống nhau nữa giữa Thần Tài, ông Địa và phật Di Lạc là cả 3 vị thần Phật trên đều đại diện cho ước mong được may mắn, tài lộc và sung túc. Mỗi khi mong muốn được tài lộc, làm ăn may mắn hanh thông thì người ta đều nhớ tới 3 vị kể trên.
1.2 Phân biệt giữa Thần Tài, ông Địa và phật Di Lạc
Như trên đã nói, Thần Tài, ông Địa, phật Di Lạc mặc dù ngoại hình giống nhau nhưng vẫn là 3 nhân vật hoàn toàn khác nhau.
Thần Tài là vị thần của người Trung Hoa được dân gian đặc biệt là giới làm ăn buôn bán cho rằng có khả năng phù trợ giúp đỡ cho việc làm ăn may mắn, mua may bán đắt của các thương gia. Thần Tài theo sự buôn bán của người Hoa Kiều ở Sài Gòn mà thâm nhập vào văn hóa Việt Nam dần dà đã gần như trở thành 1 vị thần bản địa.
Ông Địa lại là vị Thần Tiên hoàn toàn bản địa của người Việt, đặc biệt là người Việt ở phương Nam. Người Việt khắc họa hình ảnh ông địa khá hài hước với khuôn mặt phương phi luôn tươi cười, mình ở trần tay phe phẩy quạt mo. Ông Địa rất thích chơi đùa với trẻ con nên rất thường xuất hiện trong các đám lễ, đám rước, các đoàn múa lân sư rồng… Người Việt cho rằng ông Địa hay còn gọi là Thổ công, ông Táo… là người cai quản việc đất đai, ruộng nương. Nhà nhà có làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu hay không là do có được sự phù trợ của Thổ công hay ông Địa.
Khác với 2 vị Thần Tài và ông Địa là các vị thần từ tín ngưỡng dân gian, phật Di Lạc lại bắt nguồn từ đạo Phật bên Ấn Độ. Theo giáo lý đạo Phật thì Phật Di Lạc là vị Phật của tương lai sau khi đã tu luyện và giác ngộ được Phật pháp, Ngài đã thoát khỏi bể khổ. Sống cuộc đời thanh thản, tiêu dao… Chính vì vậy, phật Di Lạc được khắc họa như là đại diện của sự an nhàn, thanh thản, sung sướng vô lo vô nghĩ.
Vậy phân biệt phật Di Lạc, Thần Tài và ông Địa như thế nào?
Có thể phân biệt Thần Tài, Di Lạc và ông Địa từ ngoại hình. Phật Di Lạc có ngoại hình rất giống với Thần Tài, tuy nhiên tinh ý sẽ nhận thấy Phật Di Lạc không bao giờ ngồi trên đống tiền vàng, hay tay cầm thỏi vàng như hình ảnh quen thuộc của Thần Tài. Nếu bạn thấy bức tượng 1 vị đầu tròn, mặt cười, bụng phệ cổ đeo tràng hạt thì đích thị đó chính là phật Di Lạc.
Thần Tài và ông Địa là 2 nhân vật khó phân biệt hơn. Tuy nhiên cũng có thể phân biệt được qua 1 số chi tiết như sau.
– Thần Tài của Trung Hoa luôn có một khuôn mặt, 1 vài tư thế thống nhất. Còn ông Địa của Việt Nam đa dạng hơn. Thần Tài nhìn béo tốt, phương phi nhưng không hài hước, Ông Địa thì nhìn mặt hài hước với 2 má đỏ hồng.
– Ông Địa của Trung Hoa bao giờ cũng chỉ có 1 mình, còn Ông Địa của Việt Nam đôi khi xuất hiện thêm cả 1 cặp (cặp 1 vợ 2 chồng Táo quân)
– Ông Địa của Việt Nam lúc thì ở trần, lúc thì mặc áo, Thần Tài của Trung Hoa thì luôn ở trần.
2. Sự giao thoa trong văn hóa tín ngưỡng thờ Thần Tài, Thổ Công của người Trung Hoa với người Việt
Dù muốn dù không Việt Nam và Trung Hoa cũng là 2 quốc gia láng giềng cho nên sự giao lưu văn hóa là điều tất yếu. Điều này thể hiện ở chỗ các phong tục tập quán có nguồn gốc từ Trung Hoa rất dễ sinh sôi nảy mầm trên nền văn hóa dân gian Việt Nam và ngược lại. Chính vì vậy mặc dù Thần Tài vốn là vị Thần Tiên từ Trung Hoa nhưng ngày nay Thần Tài đã được bản địa hóa được Việt Nam hóa để trở thành 1 vị linh thần có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam.
Cúng tương tự như vậy, ông Táo vốn là vị quản gia “viên ngoại” bên Trung Hoa nhưng khi giao lưu với văn hóa Việt Nam lại trở thành gia đình 1 vợ 2 chồng rất đặc biệt trong văn hóa Việt.
3. Phật Di Lạc, nguồn gốc và ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam
Trong hệ thống các vị Phật ở Việt Nam có lẽ Phật Di lạc là vị Phật đem lại nhiều ấn tượng nhất. Theo đó thì người đầu tiên thành Phật là hoàng tử Tất Đạt Đa, Ngài quanh năm sống trong cung điện với nhung lua, cung tần mỹ nữ… không hề biết đến mọi sự khổ đau. Một lần hoàng tử Tất Đạt Đa xin phép vua cha được cho ra ngoài thành vi hành. Cuộc sống, sinh hoạt của người dân để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng Tất Đạt Đa. Từ đó, hoàng tử ngày đêm suy nghĩ về bản chất của cuộc sống về những nỗi đau khổ mà con người phải gánh chịu…
Mặc dù bị vua cha hết sức can ngăn nhưng hoàng tử Tất Đạt Đa vẫn quyết tâm từ bỏ cung điện để đi tìm nguồn gốc của mọi sự khổ đau ấy. Cuối cùng, dưới gốc cây bồ đề, Ngài đã thiền và rút ra chân lý về sự từ bỏ mọi ham muốn, cám dỗ để thân xác tâm hồn thật sự được thanh thản. Người thành Phật và đem thuyết về Tứ diệu đế của mình đi giáo hóa cho chúng sinh…
Các tín đồ của Phật giáo cho rằng Phật có thể cùng 1 thời điểm tồn tại ở cả 3 dạng gọi là Tam Thế (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật ở tương lai). Phật Di Lạc là vị phật của tương lai khi đã thực sự được giác ngộ, giải thoát và thanh thản.
Ở Việt Nam, ảnh hưởng của phật Di Lạc là rất lớn, hệ thống tượng Phật Di Lạc được dựng lên ở nhiều đền chùa, lớn nhỏ khác nhau. Người dân không chỉ là các tín đồ Phật giáo đều hướng đến Phật Di Lạc như là lòng mong ước được giác ngộ, thanh thản giúp họ vượt qua những khó khăn gian khó của cuộc đời.
Hi vọng một số chia sẻ nhỏ dưới đây có thể giúp bạn đọc có được một số hiểu biết nhất định trong quá trình tìm hiểu về Thần tài, ông Địa, phật Di Lạc và hệ thống các vị Thần Tiên gần gũi với văn hóa Việt nam.
Dogovansau.com