Thiền và một số phương pháp Thiền định

Thiền. Nghe rất cao siêu và huyền bí, lòng vòng và phức tạp bởi thiền tồn tại trong quá nhiều tín ngưỡng, môn phái khác nhau. Hãy để các chuyên gia phong thủy của đồ gỗ mỹ nghệ Văn Sáu chúng tôi giúp bạn có một cách hiểu đơn giản nhất về Thiền và một số phương pháp thiền định để tiệm cận với Thiền.

1. Thiền là gì và mục đích của Thiền

1.1 Các quan niệm khác nhau về Thiền

Nếu lên mạng search “thiền là gì” với hy vọng có được một câu trả lời xác đáng thì bạn sẽ hoàn toàn choáng ngợp. Bởi kết quả mà google trả lời cho bạn sẽ lên đến hàng vài trăm nghìn kết quả khác nhau. Càng đọc bạn sẽ càng cảm thấy như lọt vào mê cung của ma trận vậy. Mà kết quả nào cũng có câu trả lời dài dằng dặc theo triết lý và lập luận của từng tôn giáo, môn phái đó.

Sau đây, chúng tôi xin tổng hợp một vài quan niệm của một vài môn phái cơ bản, quan trọng mà giới thiệu để các bạn tiện bề theo dõi:

* Thiền của Phật giáo nguyên thủy

Phật giáo nguyên thủy nhắc đến hai kĩ thuật Thiền chính là Thiền định (samatha) và Thiền Quán ( vipassana). Như vậy, riêng Phật giáo nguyên thủy đã tồn tại hai kĩ thuật thiền hay chính là hai khái niệm khác nhau về thiền.

Thiền Định là sáng tạo duy nhất của Đức Phật để lại cho con người có thể tự mình tìm đến được sự giác mộ mà giải thoát trước khi Phật nhập diệt. Phương pháp thiền  của ngài là trực tiếp đối diện vào thực tại làm phương pháp để an trú tâm trên một đối tượng. Như vậy, có thể hiểu Thiền định là việc mỗi người gạt bỏ cái tôi của mình để hòa nhập vào tự nhiên, vũ trụ.

Thiền Quán được phát triển trên cơ sở Thiền định. Thiền quán (Lặng yên mà quan sát) là công phu quan sát các đối tượng, hiện tượng đang hiện hữu, diễn biến của thân và tâm với mục đích nhìn thấy sự vô thường, vô ngã của chúng.

* Thiền của Phật giáo Đại thừa

Phật giáo Đại thừa là kết quả của quá trình phát triển của Phật giáo. Đến thời kì này, niệm Phật hay niệm chú chính là Thiền.

* Thiền của Thiền tông

Thiền của Thiền tông (tương truyền là môn phái do Đức Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo) nhằm vào mục đích kiến tính để đốn ngộ. Phương pháp Thiền của Thiền tông rất độc đáo, khác hoàn toàn so với các tôn giáo khác. Thay vì thực hành trong các tư thế tĩnh thì lại thực hành trong bất cứ tư thế nào, ở bất cứ nơi đâu, có thể là đánh và hét bất ngờ để người thiền hốt hoảng mà rơi vào trạng thái vô ngã, có thể là quan sát, nhìn thấy sự vật, hiện tượng mà không thấy. Như vậy có thể thấy Thiền của Thiền Tông có nhiều điểm chung với thuật Thôi Miên trong tâm lý học Freud, chúng đều là sự đánh thức cái bản năng, vô ngã  của con người để cùng hòa nhập vào tự nhiên, vũ trụ.

* Thiền của Yoga, Lão giáo và Mật tông giáo

Tại sao lại đặt Thiền Yoga, Lão giáo và Mật tông giáo đi cùng với nhau. Bởi qua nghiên cứu, chúng tôi đã thấy rõ mối liên hệ mật thiết và điểm chung trùng khít giữa nguyên lý Thiền của Yoga với nguyên lý Thiền của Mật tông và nguyên lý Thiền của Lão giáo là chuyển đổi tâm phải bắt đầu từ sự chuyển đổi khí lực của cơ thể. Cả ba tôn giáo cùng đề cao phương pháp thiền là luyện Tâm bằng khí công.

Tượng bồ đề lạt ma
Đức Bồ Đề Đạt Ma. Ông tổ của trường phái Thiền tông
Tượng Bồ đề đạt ma
Bồ Đề Đạt Ma, ông tổ của Thiền Tông. Thiền và một số phương pháp Thiền định

1.2 Mục đích của Thiền

Thông qua việc liệt kê một vài quan niệm của một số trường phái về Thiền như trên, chúng ta có thể thấy Thiền là phương tiện thực hành của nhiều tôn giáo khác nhau. Và không chỉ tồn tại trong tôn giáo của các nước phương Đông. Mặc dù có thể có những tên gọi khác nhau, Thiền còn tồn tại trong lòng tôn giáo của các nước phương Tây như Do Thái, Hồi giáo và Thiên chúa giáo như là một phương pháp giúp tiếp cận với Thượng Đế.

Dù Thiền có nhiều định nghĩa, cách thức thực hành dựa trên nhiều quan niệm của các tôn giáo khác nhau nhưng mục đích của thiền không hề thay đổi. Đó là Thiền để giác ngộ và giải thoát: Giải thoát con người khỏi thực tại đau khổ để hạnh phúc hơn.

2. Thiền trong đời sống hiện đại

2.1 Vì sao con người tìm đến Thiền

Trải qua những thăng trầm của lịch sử mà đến ngày nay, có thể nói mỗi khi nhắc đến Thiền (tên quốc tế là Zen), con người hiểu ngay đó là phương pháp tu luyện chủ yếu của những tín đồ đạo Phật, những người theo trường phái Yoga… Tuy nhiên, vì những ưu điểm tuyệt vời dành cho tất cả mọi người mà Phật giáo và phương pháp Yoga ngày nay, ngày càng thu hút được cả những người ngoại đạo, thâm nhập vào cả đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người.

Con người có hàng ngàn lý do để tìm đến Thiền bởi đời sống của con người là muôn hình vạn trạng và chỉ có cá nhân mỗi người mới cảm nhận được nỗi khổ của mình. Nhưng tựu chung lại, con người tìm đến Thiền khi họ cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống, chịu phải quá nhiều áp lực của cuộc sống (Phật giáo gọi chung điều đó là KHỔ). Nói khổ nghe có vẻ nặng nề và tiêu cực. Vậy hãy hiểu một cách đơn giản và tích cực hơn là con người tìm đến Thiền khi họ thấy  có nhu cầu trở lại tự nhiên, vô ngã: Nhu cầu nâng cao sức khỏe, nhu cầu để cải thiện thực tại, nhu cầu để sống có ý nghĩa hơn, thiện tâm hơn….

2.2 Tư thế Thiền phổ biến

Thiền là một loạt các thao tác nhằm mục đích đưa con người trở lại trạng thái vô ngã, vô thức, hòa nhập vào vũ trụ khôn cùng. Theo lý thuyết thì Thiền có thể thực hành ở tất cả các tư thế khác nhau như đi, đứng, nằm ngồi. Nhưng trên thực tế thì đi thì mất tập trung, đứng thì dễ vọng động, nằm thì dễ buồn ngủ, duy chỉ có tư thế ngồi là tư thế quen thuộc và hiệu quả nhất.

Ngồi thiền có ba cách ngồi cơ bản tùy vào mức độ khó của Thiền:

– Ngồi kết bằng: đây là tư thế ngồi dễ nhất dành cho người mới bắt đầu học Thiền. Hai chân khoanh vào nhau, lưng thẳng và tay buông lỏng nơi đầu gối.

– Ngồi bán già: giống như ngồi kết bằng nhưng một chân gác lên đùi đối diện, lòng bàn chân hướng lên trên song song với người theo phương thẳng đứng.

– Ngồi kiết già: giống như ngồi kết bằng nhưng cả hai chân đều gác lên đùi nhau, gót chân ép sát bụng,lòng bàn chân hướng thẳng lên trời.

Tư thế ngồi kiết già là tư thế ngồi khó nhất và đạt được hiệu quả Thiền sâu nhất đối với người Thiền.

Nguyên tắc chung khi ngồi Thiền là phải gạt bỏ được những tạp niệm (không suy nghĩ linh tinh), đẩy chính con người mình vào trạng thái vô thức (vô thức là hòa nhập thân thể, tư duy với tự nhiên vũ trụ chứ không phải vô thức là Ngủ).

2.3 Lời khuyên đối với người tập Thiền

Thiền là phương pháp tu luyện buông lỏng thân và tâm vào hư không để không vọng động. Sẽ không có một khuôn mẫu chung nào dạy cho bạn cách Thiền hiệu quả nhất bởi Thiền là sự tự thể nghiệm và trải nghiệm của bản thân cá nhân mỗi người trong tâm tưởng của trí huệ siêu việt.

Thiền chỉ dạy cho bạn cách ngồi, cách hít thở, cách tập trung tâm tưởng …hay nói cách khác là cung cấp cho bạn phương tiện để đi còn đi như thế nào, kết quả ra sao là do bạn quyết định.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia từ Đồ gỗ Văn Sáu thì lời khuyên dành cho bạn nếu muốn làm quen với bộ môn này là:

– Hãy tìm hiểu để có cái nhìn cơ bản về Thiền.

– Hiểu rõ các vấn đề của mình, tuyệt đối không nên a dua với người khác bởi như vậy bạn không những không đạt kết quả mong muốn mà còn xúc phạm lớn đến một tôn giáo lớn là Phật giáo.

– Trước khi quyết định tu Thiền bàn hoàn toàn có thể trải nghiệm và cảm nhất kết quả để có quyết định đúng đắn nhất.

– Nếu đã chọn hãy nghiêm túc thực hành, khổ luyện bằng sự tự nguyện của cả thân và tâm.

– Đi liền với Thiền thì trong cuộc sống bạn cũng nên bớt tham sân si và thực hành điều thiện  để cuộc sống được hạnh phúc.

Dogovansau.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *