Người Việt xưa vẫn có quan niệm rằng “Trần sao âm vậy”. Chính vì thế, dù gia cảnh có như nào đi chăng nữa, người Việt cũng cố gắng biện một không gian thờ cúng tươm tất nhất để làm nơi đi về cho hương hồn ông bà tiên tổ. Đồ gỗ Văn Sáu xin được giới thiệu cách đặt bàn thờ chuẩn phong thủy. Tài liệu được tham khảo từ nhiều nguồn và các chuyên gia có uy tín.
1. Vai trò của không gian thờ cúng tới sinh hoạt chung của gia đình
Chắc chắn một điều rằng, với mỗi một gia đình Việt, không gian thờ cúng trong đó có bàn thờ, án gian, tủ thờ, hoành phi – câu đối, bát hương, bài vị… là những bộ phận vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến đời sống tâm lý – văn hóa cũng như nhu cầu tâm linh chung.
Người Việt dù gia cảnh có thanh bạch đến đâu cũng gắng dành 1 không gian trang trọng nhất để làm nơi thờ cúng ông bà tiên tổ. Người Việt tin rằng linh hồn người đã khuất sẽ ngự trị tại không gian ấy. Không gian thờ cúng được trang trọng, ấm cúng thì linh hồn người chết được an ủi, yên tâm, phù hộ cho con cháu và ngược lại.
Như vậy, chắc chắn một điều rằng, bàn thờ – án gian nói riêng và không gian thờ cúng nói chung có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, văn hóa và sinh hoạt chung của gia đình.
2. Ảnh hưởng của không gian thờ cúng tới gia đình
2.1 Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận
Như trên đã nói, người Việt vốn quan niệm rằng, nơi thờ cúng gia tiên có trang trọng, ấm cúng thì linh hồn người đã khuất mới về ngự trị mà ban phước lành cho con cháu.
Những nhà vì công việc bận rộn hay lý do nào khác mà để lạnh khói hương thì không chỉ bị mang tiếng là con cháu bất hiếu bất đễ mà còn thường phải gánh chịu nhiều tai ương, không đáng có.
Bên cạnh việc thờ cúng ông bà Tổ Tiên, người Việt còn thờ cúng cả Thần Linh, ma quỷ. Ma quỷ được thờ ở miếu đặt ngoài trời, Thần linh có thể được thờ ở Đình, Đền, Miếu lại có thể được mang vào trong nhà hương khói như một vị khách quý.
Thông thường, người Việt thường thờ Thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng và tường hoặc để chung với ban thờ ông bà tổ tiên.
Người Việt cho rằng, Thần Phật như Thần Tài, Phật Di Lặc, Bồ Tát…. được thờ cúng trong nhà có thể giúp gia chủ được bình an, may mắn. Đời đời được hưởng phúc lành.
2.2 Nơi thờ cúng còn là sợi dây kết liên thế hệ
Nơi thờ cúng là khoảng không gian trang trọng để mỗi một tâm hồn Việt hướng về nguồn cội của mình. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, con cháu tụ tập, quây quần. Thì việc đầu tiên vẫn là hướng về nơi thờ tiên tổ để được thắp nén nhang thơm, ghi ân công đức.
Vì vây, có thể nói, không gian thờ cúng trong mỗi gia đình, dòng tộc còn là sợi dây, kết liên, gắn bó giữa các thế hệ người Việt.
3. Cách đặt bàn thờ chuẩn phong thủy
Quan tham khảo ý kiến từ nhiều chuyên gia cũng như tìm hiểu các tài liệu văn hóa dân gian uy tín. Có thể đưa ra một số lời khuyên khi sắp đặt bàn thờ thuận theo phong thủy như sau:
– Bàn thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc.
– Với kiểu nhà ngang một tầng thì bàn thờ nên đặt ở gian chính giữa. Nhà nhiều tầng thì nên để bàn thờ gia tiên ở tầng cao nhất.
– Bàn thờ Thần Phật nếu thờ chung cùng án với ban thờ gia tiên thì nên để ở góc bên trái của bàn thờ, án gian.
– Số thần phật thờ phải là số lẻ (1,3,5). Không thờ cùng lúc quá nhiều Thần, Phật. Không thờ chung các vị có tính cách, tâm lý trái ngược nhau.
– Thay ngay các mẫu tượng Thần, Phật bị nứt, vỡ…
– Bàn thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát
– Bài vị thờ ông bà tổ tiên bao giờ cũng phải đặt cao hơn ban thờ Thần Phật. (Thần Phật là khách quý, khách mạnh đến mấy cũng không át được chủ).
– Không dùng đèn chiếu trực tiếp vào ban thờ. Ban thờ không được đặt ngay dưới xà nhà. Không để các máy móc kim loại phía trên bàn thờ. (Ví dụ máy điều hòa, máy hút mùi…)
– Bát hương nên làm bằng sứ, đặt lên tam cấp hoặc đế bằng gỗ. Tro trong bát hương không nên quá đầy. Ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
– Khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà.
– Thờ Phật thờ đồ chay đại kị đồ mặn. Thờ Thần chủ yếu là hoa quả. Thờ ông bà tổ tiên thì tùy nghi mà biện lễ
4. Những điều cấm kị khi sắp xếp ban thờ
Với quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Cộng với kinh nghiệm từ lịch sử, người Việt chỉ ra có một số điều cấm kỵ khi sắp xếp, bày biện ban thờ như sau:
– Bàn thờ đại kị với việc dựa lưng vào trụ nhà. Không đặt cửa sổ bên cạnh không gian thờ.
– Bàn thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp.
– Không thiết kế gian cầu thang hay thang máy ở phía sau lưng bàn thờ. Người xưa cho rằng, tài lộc mà ông bà tiên tổ ban sẽ theo lối đó mà tiêu tán.
– Không thiết kế nhà bếp, gian vệ sinh đối diện với ban thờ. Không bày biện các đồ linh tinh, đặc biệt là các đồ bằng kim loại như dao kéo… lên trên mặt bàn thờ.
– Gỗ mít, gỗ gụ được coi là vật liệu tốt nhất để đóng bàn thờ. Xem thêm bàn thờ gỗ mít tại đây
– Bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh, không nên dùng hoa nhựa. Phải thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh.
– Không để lối đi đâm thẳng vào khu có kê bàn thờ.
Trên đây là một số tư liệu được nghiên cứu kỹ từ nhiều nguồn có uy tín về cách đặt bàn thờ chuẩn phong thủy. Hi vọng độc giả có được một số kiến thức phong thủy nhất định và hài lòng về sự lựa chọn của mình.
Dogovansau.com